Văn hóa Nias

Cái khiên cổ theo nghi lễ của Nias

Mặc dù bị ngăn cách với thế giới nhưng đảo Nias vẫn trao đổi với các nền văn hóa khác, với các hòn đảo khác, và ngay cả với các nước Á châu từ thời tiền sử. Nhiều nhà sử gia và khảo cổ học đã dẫn chứng nền văn hóa địa phương bằng một vài dấu vết còn sót lại của nền văn hóa cự thạch. Tuy rằng những nhận định này vẫn còn đang được tranh cãi, nhưng không thể nghi ngờ là tuy bị cô lập về địa lý, nhưng Nias đã sáng tạo được một nền văn hóa duy nhất của đất nước họ. Nhờ vào sự trao đổi với các thương gia, người dân Nias khám phá rằng du khách là những người phi thường đáng để hoan nghênh.

Nias nổi tiếng nhất nhờ vào tính đa dạng đặc biệt của các đại hội liên hoan và lễ kỷ niệm. Sự kiện nổi bật nhất là Vũ hội Chiến tranh được tổ chức thường xuyên cho du khách, và Nhảy Đá, các thanh niên nhảy qua những tảng đá cao hai mét. Âm nhạc Nias được biểu diễn bởi đa số là phụ nữ đã được thế giới chú ý đến.

Gunungsitoli là nơi có Viện Bảo tàng duy nhất của Nias: Viện Bảo tàng Pusaka Nias (Nias Heritage Foundation), là nơi sưu tập trên 6000 di vật liên quan đến di sản văn hóa của Nias. Nơi đây vừa mới xây dựng một tòa nhà mới và phục hồi lại nơi lưu trữ và triển lãm đã bị hư hại bởi trận động đất và sóng thần Tsunami năm 2004[4].

Tôn giáo chiếm ưu thế là Tin Lành. Sáu trong số bảy người Nía theo đạo Tin Lành; số còn lại theo Hồi giáo (đa số là những di dân từ những nơi khác của Indonesia) hoặc Công giáo. Tuy nhiên gia nhập đạo Tin Lành hoặc Hồi giáo cũng chỉ là tượng trưng; Nias vẫn tiếp tục kỷ niệm những sự kiện văn hóa bản xứ và truyền thống như là biểu hiện chủ yếu cho thần thánh.

Người dân Nias xây cất nhà omo sebua với những cây cột đồ sộ bằng gỗ cứng và mái nhà cao ngất ngưỡng. Kiểu xây cất này không những không bị các bộ lạc khác đánh chiếm mà còn chứng minh tính chất bền bỉ trong các trận động đất.